Home » Vay Tiêu Dùng » Cách Quy Đổi Lãi Suất Giảm Dần Sang Lãi Suất Cố Định (Lãi Suất Phẳng)

Cách Quy Đổi Lãi Suất Giảm Dần Sang Lãi Suất Cố Định (Lãi Suất Phẳng)

vay tiền avay

Bạn đang tìm cách quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất cố định, hay quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất phẳng, đúng chứ? Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn sự khác nhau giữa lãi suất phẳng và lãi suất giảm dần, sau đó sẽ hướng dẫn bạn cách quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất cố định và ngược lại, quy đổi lãi suất cố định sang lãi suất giảm dần.

Lãi Suất Phẳng Và Lãi Suất Giảm Dần

Lãi suất phẳng (hay lãi suất cố định) là lãi suất được tính trên dư nợ ban đầu, còn lãi suất giảm dần là lãi suất được tính trên dư nợ thực tế còn lại sau mỗi kỳ thanh toán.

Lãi suất được gọi là giảm dần vì nó được tính trên số dư nợ thực tế còn lại, số tiền dư nợ còn lại này sẽ thấp xuống sau mỗi lần người đi vay thanh toán.

Nhưng vì cách tính này khác rắc rối, các tổ chức tín dụng thường dùng hàm Excel để tính toán nên khó tư vấn cho người vay, đặc biệt là những ai có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng.

Do đó, người ta thực hiện “làm phẳng” mức lãi suất giảm dần theo năm thành lãi suất tính trên dư nợ gốc, mức lãi suất này được gọi là lãi phẳng.

Trên thực tế, lãi suất phẳng, hay lãi suất cố định chính là mức lãi suất mà chúng ta thường nói miệng với nhau trong cuộc sống. Ví dụ như bạn nói với tôi là “mình vừa vay Mcredit 100 triệu đồng lãi 1%/tháng”. Khi đó tôi sẽ hiểu 1%/tháng chính là lãi suất phẳng.

Lãi suất phẳng giúp chúng ta tính nhẩm số tiền phải trả hàng tháng nhanh hơn là lãi suất thực tế theo năm.

Nếu bạn là người đi vay, hoặc bạn là sinh viên, hoặc bạn là nhân viên tín dụng đang tìm cách để quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất phẳng và ngược lại thì bạn hãy xem thêm phần dưới đây.

Cách Quy Đổi Lãi Suất Giảm Dần Sang Lãi Suất Cố Định (Lãi Suất Phẳng)

Phần này sẽ hướng dẫn bạn cách quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất cố định (tức lãi phẳng) cùng với mối quan hệ giữa 2 loại lãi suất dư nợ giảm dần và lãi suất dư nợ ban đầu. Mối quan hệ của các mức lãi suất trong các cách tính lãi được thể hiện trong các công thức dưới đây.

Bạn có thể sử dụng công thức này để quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất cố định (phẳng) và ngược lại quy đổi lãi suất cố định sang lãi suất giảm dần:

rg = 2*n*rp/(n + 1)

rp = rg*(n + 1)/2n

rp = (1/n) * [(1 + rc)^n *(n*rc – 1) + 1]/[(1 + rc)^n – 1]

cách quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất cố định

Trong đó:

– rg là lãi suất tính trên dư nợ giảm dần được áp dụng trong phương pháp “Trả gốc cố định, lãi tính trên dư nợ thực tế còn lại”.

– rc là lãi suất tính trên dư nợ giảm dần được áp dụng trong phương pháp “Trả theo kỳ khoản cố định, lãi tính trên dư nợ thực tế còn lại”.

– rp là lãi suất phẳng (hay lãi chia đều, lãi cố định) được áp dụng trong phương pháp “Trả gốc cố định, lãi tính trên dư nợ ban đầu”.

– n là số kỳ hạn của khoản vay.

Để hiểu rõ hơn về 3 mức lãi suất trên, bạn hãy xem lại bài viết về các phương thức hoàn trả nợ vay ngân hàng (Phương pháp tính lãi vay ngân hàng).

Ví dụ: Giả sử bạn vay tiêu dùng Shinhan Finance, nhân viên tín dụng tư vấn cho bạn rằng “lãi suất bên em là 1.25%/tháng”, sau đó bạn hỏi lại thì được biết đây là lãi suất cố định (tính trên dư nợ ban đầu).

Sử dụng công thức trên, bạn quy đổi được từ lãi suất cố định sang lãi suất theo năm tương ứng với phương thức kỳ khoản cố định là khoảng 26%/năm.

Nhận xét: Các mức lãi suất trong các phương pháp tính lãi khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào lãi suất của phương pháp khác và số kỳ hạn của khoản vay n.

Lưu ý: Để kết quả được chính xác thì trong các công thức trên, lãi suất ở 2 vế cần được chia cho 100, ví dụ là dùng 0.0292 thay vì dùng 2.92%, đồng thời thống nhất khoảng thời gian là %/tháng hoặc %/năm.

Sai Lầm Thường gặp

Ở bài viết về các phương thức hoản trả nợ vay, bạn đã biết có 5 cách trả lãi vay ngân hàng. Vì 2 cách đầu tiên gây ra rủi ro mất vốn cao cho ngân hàng và khó khăn về mặt tài chính cho người đi vay.

Cho nên, trong thực tế, các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác tường áp dụng 3 cách tính lãi còn lại. Trong đó, phương pháp kỳ khoản cố định là phổ biến nhất ở hầu hết các tổ chức tín dụng, được áp dụng cho vay tín chấp.

Từ các phương pháp này, ta thấy, nếu cùng một mức lãi suất thì phương pháp “trả gốc cố định và lãi tính trên dư nợ ban đầu” có tổng số tiền lãi lớn nhất.

Sau đó là phương pháp “trả theo kỳ khoản cố định, lãi tính trên dư nợ giảm dần” lớn thứ 2, và cuối cùng là phương pháp “trả gốc cố cố định, lãi tính trên dư nợ giảm dần” cho số tiền lãi nhỏ nhất.

lãi suất giảm dần và lãi suất phẳng

Thực ra, khi giữ nguyên lãi suất và tăng thời hạn vay vốn lên, thì thứ tự các phương pháp cho tổng số lãi suất lớn nhất hay nhỏ nhất ở trên lại bị thay đổi.

Cho nên, nếu ta hỏi rằng: “nên chọn vay theo lãi suất trên dư nợ ban đầu hay trên dư nợ thực tế còn lại?” hoặc “Chọn cách trả lãi như thế nào để tổng số tiền lãi thấp hơn?” là hoàn toàn chưa chính xác.

Vì như đã nói, lãi suất chỉ là một con số và nó không có bản chất là tính trên dư nợ ban đầu hay dư nợ thực tế, mà tên gọi của nó phụ thuộc vào phương pháp tính lãi của chúng ta.

Nếu bạn dùng nó trong phương pháp tính lãi trên dư nợ ban đầu thì nó được gọi là lãi suất trên dư nợ ban đầu và ngược lại.

Sự thật là, khi ngân hàng cho bạn vay vốn, thường thì ngân hàng sẽ tư vấn cho bạn lãi suất tính trên dư nợ gốc (lãi suất đã chia đều, lãi suất phẳng, lãi suất cố định) để giúp bạn dễ dàng tính toán ra số tiền lãi cũng như tổng số tiền bạn phải thanh toán trong suốt quá trình vay vốn.

Còn trong nghiệp vụ ngân hàng thì tiền lãi được tính trên dư nợ thực tế còn lại qua các kỳ thanh toán, việc tính toán này được thực hiện thông qua các hàm Logic hoặc hàm tài chính Excel, điển hình là 3 anh em hàm PMT, PPMTIPMT.

Dù chúng ta chọn vay theo lãi suất tính trên dư nợ ban đầu hay dư nợ thực tế, chọn cách trả là cách nào trong 3 cách trên cũng đều cho một kết quả như nhau là tổng số tiền lãi của các cách tính đó đều bằng nhau.

Điều này được thể hiện trong công thức quy đổi từ lãi suất giảm dần sang lãi suất phẳng ở trên.

  • Xem thêm:

Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Theo Tháng Đơn Giản

Savy TPbank Là Gì? Có Nên Gửi Tiết Kiệm Savy?

Kết Luận

Việc hiểu rõ mối quan hệ giữa các loại lãi suất này và cách quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất cố định sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi vay ngân hàng, tránh được sự mập mờ khi nhận tư vấn.

Ngược lại, nếu bạn là nhân viên tín dụng thì bạn có thể tư vấn dễ dàng và dễ hiểu cho khách hàng của mình. Vì có nhiều trường hợp, sau khi xem hợp đồng tín dụng thì khách hàng thấy lãi suất cao hơn lúc được tư vấn nên nói rằng bị lừa đảo.

Nguyên do rằng lúc tư vấn thì bạn tư vấn lãi suất phẳng, còn trong hợp đồng tín dụng thì ghi nhận lãi tính trên dư nợ thực tế.

Mong rằng sau bài viết này, bạn đã biết được sự khác nhau giữa lãi suất phẳng và lãi suất giảm dần. Cuối cùng, bạn đã biết cách quy đổi lãi suất giảm dần sang lãi suất cố định và ngược lại, quy đổi từ lãi suất cố định sang giảm dần để ứng dụng dễ dàng vào việc học tập, công việc của mình. Chúc bạn thành công!

Photo of author

Kẻ Khù Khờ

"Ta đi theo bóng mặt trời từ hạ tới hay đông dần qua, khi những đam mê còn nồng cháy thì chặng đường đó sẽ không hề xa" - Đen