Home » Vay Tiêu Dùng » Hướng Dẫn Cách Tính Lãi Thẻ Tín Dụng (Kèm Ví Dụ Chi Tiết)

Hướng Dẫn Cách Tính Lãi Thẻ Tín Dụng (Kèm Ví Dụ Chi Tiết)

vay tiền avay

Khi sở hữu thẻ tín dụng thì thường chúng ta sẽ quan tâm đến công thức cũng như cách tính lãi thẻ tín dụng như thế nào. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn các nguyên tắc tính, công thức tính và cách tính lãi thẻ tín dụng có kèm theo một số ví dụ chi tiết về cách tính lãi suất thẻ tín dụng. 

Công Thức Tính Lãi Thẻ Tín Dụng

Công thức tính lãi thẻ tín dụng là: Tiền lãi ngày = Dư nợ cuối ngày tính lãi x Lãi suất (năm)/365

Trong đó, Dư nợ cuối ngày bao gồm:

  • Dư nợ cuối kỳ của kỳ trước nếu có (không bao gồm những khoản rút tiền mặt) và bất kỳ các khoản tiền nào khác nằm trong số Dư nợ cuối kỳ của chu kỳ trước (nếu có) như các khoản phí phạt.
  • Các khoản chi tiêu, thanh toán mới (không bao gồm những khoản rút tiền mặt) phát sinh trong Chu kỳ thanh toán hiện tại, tính từ ngày phát sinh giao dịch.

Tổng số tiền lãi phải thanh toán = Số tiền lãi ngày được cộng dồn hàng ngày, Tính từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày thanh toán đầy đủ số dư nợ cuối ngày.

Bên cạnh lãi suất thì cách tính tiền lãi cũng là một trong những điều quan trọng mà mỗi chủ sở hữu thẻ tín dụng cần quan tâm, lưu ý để có kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý, đảm bảo trả đầy đủ và đúng hạn các khoản tiền cần phải thanh toán cho ngân hàng cũng như đảm bảo độ an toàn cho lịch sử tín dụng của mình.

Dưới đây là 2 nguyên tắc mà các ngân hàng thường áp dụng để tính toán tiền lãi thẻ tín dụng của bạn:

  • Nếu bạn hoàn trả cho ngân hàng đầy đủ các khoản thanh toán cho Dư nợ cuối kỳ vào hoặc trước Ngày đến hạn thanh toán thì bạn sẽ không bị tính lãi suất trên số Dư nợ cuối kỳ đã được thanh toán.
  • Tiền lãi thẻ tín dụng sẽ được tính khi bạn không hoàn trả đầy đủ số Dư nợ cuối kỳ vào hoặc trước Ngày đến hạn thanh toán, kể cả khi bạn đã thanh toán Khoản thanh toán tối thiểu.

Cách Tính Lãi Thẻ Tín Dụng

Có 3 trường hợp tính lãi thẻ tín dụng được cho như sau:

  • Thanh toán đầy đủ, vào hoặc trước Ngày Đến Hạn Thanh Toán
  • Thanh toán sau Ngày Đến Hạn Thanh Toán
  • Thanh toán không đầy đủ, vào hoặc trước Ngày Đến Hạn Thanh Toán
Cách tính lãi thẻ tín dụng
3 Trường hợp tính lãi suất thẻ tín dụng

Sau đây là các ví dụ về cách tính lãi suất thẻ tín dụng tương ứng với các trường hợp trên.

Trường hợp 1: Thanh toán đầy đủ, vào hoặc trước Ngày Đến Hạn Thanh Toán

Ví dụ 1: Bạn sở hữu thẻ tín dụng có 45 ngày miễn lãi và sao kê vào ngày 05 hàng tháng. Vào ngày 03/07 bạn chi tiêu 1 triệu VNĐ, vào ngày 10/07 bạn chi tiêu thêm 2 triệu nữa. Vào ngày đến hạn thanh toán là 20/07, bạn thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ.

Trong các trường hợp này, chúng ta giả sử là từ ngày 20/07/2020 đến ngày 05/08/2020 bạn không có giao dịch nào.

Nếu bạn thanh toán đầy đủ cho số Dư nợ cuối kỳ vào hoặc trước Ngày Đến Hạn Thanh Toán thì bạn sẽ không bị tính phí phạt trễ hạn và được miễn phí lãi suất hoàn toàn trong 45 ngày từ ngày 05/06/2020 đến ngày 20/07/2020.

Ngày sao kê của bạn là ngày 05 hàng tháng. Nên vào ngày 05/07/2020, ngân hàng sẽ thống kê tất cả các giao dịch của bạn trong 30 ngày của Chu kỳ sao kê từ 05/06/2020 đến hết ngày 04/07/2020.

Trường hợp 1Ngày
chi tiêu 1
Ngày sao kêNgày
chi tiêu 2
Ngày đến hạnNgày sao kê kế tiếp
Ngày03/07/202005/07/202010/07/202020/07/202005/08/2020
Dư nợ cuối kỳ01.000.0001.000.0001.000.0002.000.000
Số dư
đầu ngày
01.000.0001.000.0003.000.0002.000.000
Số tiền
chi tiêu
1.000.00002.000.00000
Số tiền
thanh toán
000– 1.000.0000
Dư nợ
cuối ngày
1.000.0001.000.0003.000.0002.000.0002.000.000
Số tiền tính lãi nếu trễ hạn1.000.0001.000.0003.000.0001.000.0002.000.000

Ngày 03/07: bạn chi tiêu 1 triệu đồng nên sẽ được cập nhật trên sao kê ngày 05/07, đây chính là số tiền bạn phải trả vào hoặc trước ngày 20/07, và cũng là số tiền để tính lãi cho bạn nếu bạn trễ hạn thanh toán cho ngân hàng.

Ngày 10/07: bạn chi tiêu 2 triệu đồng, nhưng giao dịch này nằm trong Chu kỳ sao kê mới từ ngày 05/07 đến ngày 05/08 nên bạn chưa cần phải thanh toán ngày tại ngày 20/07 mà có thể đợi đến ngày 20/08 để thanh toán.

Ngày 20/07: là ngày đến hạn thanh toán của bạn, bạn đã thanh toán đủ 1 triệu đồng cho ngân hàng nên bạn không bị tính lãi cũng như phí phạt.

Vì từ ngày 20/07 đến ngày 05/08 bạn không có giao dịch nào cả thì số dư nợ cuối cùng bạn phải trả cho ngân hàng là 2 triệu, nếu bạn trễ hạn ở kỳ sao kê sau thì ngân hàng sẽ tính lãi trên 2 triệu này.

Xem thêm: Sao Kê Thẻ Tín Dụng Là Gì? Chi Tiết Cách Đọc Sao Kê Thẻ Tín Dụng

Trường hợp 2: Thanh toán sau Ngày Đến Hạn Thanh Toán

Ví dụ 2: Bạn sở hữu thẻ tín dụng có ngày sao kê là ngày 05 hàng tháng, miễn lãi 45 ngày. Vào ngày 03/07 bạn chi tiêu 1 triệu VNĐ, ngày 10/07 bạn chi tiêu 2 triệu VNĐ. Đến ngày 25/07 bạn mới thanh toán. Hỏi bạn phải trả lãi cho ngân hàng như thế nào?

Trường hợp 2Ngày
chi tiêu 1
Ngày sao kêNgày
chi tiêu 2
Ngày đến hạnNgày
thanh toán
Ngày sao kê kế tiếp
Ngày03/07/202005/07/202010/07/202020/07/202025/07/202005/08/2020
Dư nợ cuối kỳ01.000.0001.000.0001.000.0001.000.0002.000.000
Số dư
đầu ngày
01.000.0001.000.0003.000.0003.000.0002.000.000
Số tiền
chi tiêu
1.000.00002.000.000000
Số tiền
thanh toán
0000– 1.000.0000
Dư nợ
cuối ngày
1.000.0001.000.0003.000.0003.000.0002.000.0002.000.000
Số tiền tính lãi nếu trễ hạn1.000.0001.000.0003.000.0001.000.0002.000.000

Ngày 03/07: bạn chi tiêu 1 triệu đồng nên sẽ được cập nhật trên sao kê ngày 05/07, đây chính là số tiền bạn phải trả vào hoặc trước ngày 20/07, và cũng là số tiền để tính lãi cho bạn nếu bạn trễ hạn thanh toán cho ngân hàng.

Ngày 10/07: bạn chi tiêu 2 triệu đồng, số dư cuối ngày của bạn là 3 triệu đồng.

Ngày 20/07: là ngày đến hạn thanh toán của bạn, bạn đã không thanh toán đủ cho ngân hàng nên bạn bị tính lãi cộng thêm phí phạt

Vì bạn thanh toán vào ngày 25/07/2020 thay vì Ngày Đến Hạn Thanh Toán 20/07/2020 nên ngân hàng sẽ tính lãi suất thẻ tín dụng của bạn như sau:

  • Lãi suất tính trên 1 triệu đồng trong 07 ngày từ ngày 03/07 đến ngày 09/07
  • Lãi suất tính trên 3 triệu đồng trong 16 ngày từ ngày 10/07 đến ngày 24/07
  • Lãi suất tính trên 2 triệu đồng trong 12 ngày từ ngày 25/07 đến ngày 05/08

Trường hợp 3: Thanh toán không đầy đủ, vào hoặc trước Ngày Đến Hạn Thanh Toán

Ví dụ 3: Bạn sở hữu một thẻ tín dụng có 45 ngày miễn lãi, ngày sao kê là ngày 05 hàng tháng. Vào ngày 03/07 bạn chi tiêu 1 triệu VNĐ, ngày 10/07 bạn chi tiêu thêm 2 triệu VNĐ. Vào ngày đến hạn thanh toán, bạn thanh toán 900 ngàn đồng. 

Trường hợp 3Ngày
chi tiêu 1
Ngày sao kêNgày
chi tiêu 2
Ngày đến hạnNgày sao kê kế tiếp
Ngày03/07/202005/07/202010/07/202020/07/202005/08/2020
Dư nợ cuối kỳ01.000.0001.000.0001.000.0002.100.000
Số dư
đầu ngày
01.000.0001.000.0003.000.0002.100.000
Số tiền
chi tiêu
1.000.00002.000.00000
Số tiền
thanh toán
000– 900.0000
Dư nợ
cuối ngày
1.000.0001.000.0003.000.0002.100.0002.100.000
Số tiền tính lãi nếu trễ hạn1.000.0001.000.0003.000.0002.100.000

Ngày 03/07: bạn chi tiêu 1 triệu đồng nên sẽ được cập nhật trên sao kê ngày 05/07, đây chính là số tiền bạn phải trả vào hoặc trước ngày 20/07, và cũng là số tiền để tính lãi cho bạn nếu bạn trễ hạn thanh toán cho ngân hàng.

Ngày 10/07: bạn chi tiêu 2 triệu đồng, số dư cuối ngày của bạn là 3 triệu đồng.

Ngày 20/07: là ngày đến hạn thanh toán của bạn, bạn thanh toán 900 ngàn đồng, số dư cuối ngày của bạn là 2 triệu 100 ngàn đồng.

Lãi suất của bạn được tính như sau:

  • Lãi suất tính trên 1 triệu đồng trong 07 ngày từ ngày 03/07 đến ngày 09/07
  • Lãi suất tính trên 3 triệu đồng trong 10 ngày từ ngày 10/07 đến ngày 19/07
  • Lãi suất tính trên 2,1 triệu đồng trong 17 ngày từ ngày 20/07 đến ngày 05/08

Trong trường hợp này, nếu bạn thanh toán một số tiền lớn hơn hoặc bằng khoản thanh toán tối thiểu thì chúng ta sẽ không bị tính phí phạt trễ hạn mà chỉ bị tính lãi suất. Nếu bạn thanh toán số tiền nhỏ hơn khoản thanh toán tối thiểu thì chúng ta sẽ bị tính thêm phí phạt trễ hạn.

*Lưu ý: Các ví dụ về cách tính lãi thẻ tín dụng này có ý nghĩa tham khảo.

Xem thêm: 

Kết Luận

Nếu chúng ta tận dụng tốt lợi ích của thẻ tín dụng, đặc biệt là việc miễn lãi 45 ngày thì thẻ tín dụng sẽ là một trợ thủ đắc lực về tài chính cho chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn không tận dụng tốt những ngày được miễn lãi thì bạn sẽ phải chịu thêm lãi suất kèm theo phí phạt. 

Mong rằng sau bài viết này, bạn đã biết được các nguyên tắc tính, công thức tính lãi thẻ tín dụng và cách tính lãi thẻ tín dụng như thế nào để có thể ứng dụng hiệu quả vào việc quản lý tài chính của mình.

Chúc bạn thành công!

Photo of author

Kẻ Khù Khờ

"Ta đi theo bóng mặt trời từ hạ tới hay đông dần qua, khi những đam mê còn nồng cháy thì chặng đường đó sẽ không hề xa" - Đen