Home » Chứng Khoán » Chứng Chỉ Quỹ Là Gì ? So Sánh Cổ Phiếu Và Chứng Chỉ Quỹ

Chứng Chỉ Quỹ Là Gì ? So Sánh Cổ Phiếu Và Chứng Chỉ Quỹ

vay tiền avay

Chứng chỉ quỹ được xem là một trong những công cụ đầu tư tài chính hữu hiệu, hấp dẫn và không thể bỏ qua trên thị trường tài chính. Tuy vậy, nếu so sánh chứng chỉ quỹ với cổ phiếu thì chứng chỉ quỹ vẫn còn khá mới mẻ vì chúng ta thân thuộc với cổ phiếu hơn. Kéo theo đó là có khá nhiều tò mò về chứng chỉ quỹ.

Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu chứng chỉ quỹ là gì? So sánh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ khác nhau như thế nào? Làm thế nào để tính giá trị tài sản ròng NAV của một đơn vị quỹ? Và một số kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ để giảm thiểu thua lỗ trong quá trình đầu tư.

Chứng Chỉ Quỹ Là Gì?

Chứng chỉ quỹ (Exchange Traded Fund) là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong Quỹ đại chúng, được dùng để làm phương tiện huy động vốn cho một quỹ đầu tư đại chúng.

Theo đó, các nhà đầu tư sẽ góp vốn vào Quỹ đầu tư đại chúng bằng việc mua chứng chỉ quỹ, sau đó công ty quản lý quỹ sẽ sử dụng số vốn này để đi đầu tư vào các loại tài sản như Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, tiền tệ hay bất động sản,… và chia sẻ thu nhập với các nhà đầu tư.

Theo đó, chúng ta có chứng chỉ quỹ mở và chứng chỉ quỹ đóng. Chứng chỉ quỹ mở là loại CCQ mà chúng ta sẽ nhận được khi góp vốn vào Quỹ mở (mua chứng chỉ quỹ mở). Chứng chỉ quỹ đóng là loại CCQ chúng ta sẽ nhận được khi góp vốn vào Quỹ đóng (mua chứng chỉ quỹ đóng).

Lợi nhuận từ Chứng chỉ quỹ sẽ có thể có được từ 3 nguồn tiền là: Lợi nhuận từ việc mua bán chứng chỉ quỹ, Lợi nhuận từ việc bán các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu,…) và từ lợi tức của trái phiếu, cổ tức của cổ phiếu.

Những lợi ích không ngờ mà các nhà đầu tư sẽ có cơ hội nhận được khi mua chứng chỉ quỹ là:

– Tiết Kiệm Nhiều Thời Gian Và Sức Lực

– Giảm Thiểu Rủi Ro Nhờ Việc Đa Dạng Hóa Danh Mục Đầu Tư

– Giảm Chi Phí Hoạt Động

– Sự Quản Lý Chuyên Nghiệp Từ Công Ty Quản lý Quỹ

– Tăng Tính Thanh Khoản (tính thanh khoản cao hơn cổ phiếu)

– Tăng Khả Năng Tiếp Cận Các Cơ Hội Đầu Tư

Vì một số lợi ích nổi bật như trên mà CCQ đã và đang là một trong những công cụ tài chính cực hấp dẫn, thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư từ nhỏ lẻ đến chuyên nghiệp, và trở thành một xu hướng đầu tư mới không thể bỏ qua trên Thị trường tài chính.

So Sánh Cổ Phiếu Và Chứng Chỉ Quỹ

Thoạt nhìn, chúng ta có thể lầm tưởng và bối rối khi thấy chứng chỉ quỹ có vẻ chính là cổ phiếu vẫn được phát hành bởi các công ty cổ phần

Nhưng thật ra không phải vậy, vì bên cạnh điểm giống hệt nhau là bằng chứng góp vốn và đảm bảo thu nhập cho nhà đầu tư thì CCQ có một số điểm khác biệt hẳn so với cổ phiếu.

Sự khác biệt này được thể hiện trong bảng dưới đây:

so sánh sự khác nhau giữa chứng chỉ quỹ và cổ phiếu
Sự Khác Nhau Giữa Chứng Chỉ Quỹ Và Cổ Phiếu

Giá Trị Tài Sản Ròng (NAV) Của Một Đơn Vị Quỹ

Giá Trị Tài Sản Ròng (Net Asset Value – NAV) Của Quỹ Đầu Tư là phần giá trị còn lại của tổng giá trị các tài sản có của quỹ sau khi trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của quỹ tại thời điểm định giá.

NAV Quỹ = Tổng Giá Trị Tài Sản Có – Tổng Giá Trị Nợ Phải Trả

Trong đó,

– Tổng giá trị tài sản có của quỹ bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, vốn cổ phần riêng lẻ, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, các công cụ thị trường tiền tệ (thương phiếu, cho vay ngắn hạn,…), bất động sản,…

Giá trị của các tài sản này được tính theo giá thị trường tại thời điểm định giá hoặc theo giá mua, giá trị sổ sách,… nếu không có giá thị trường.

– Tổng giá trị nợ phải trả của quỹ thường bao gồm: Chi phí quản lý, phí lưu ký, phí thưởng hoạt động, phí giám sát, phí môi giới, phí triệu tập, phí tư vấn luật, phí định giá, v.v…

Giá Trị Tài Sản Ròng Của Một Đơn Vị Quỹ (NAV Per Unit/Share) bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ (hoặc cổ phần) đang lưu hành tại thời điểm định giá.

NAV Per Unit/Share = NAV Quỹ/ Tổng số đơn vị quỹ (hoặc cổ phần) đang lưu hành

Giá Trị Tài Sản Ròng (Thuần) – NAV là một chỉ tiêu có ý rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn quỹ đầu tư hiệu quả, NAV giúp chúng ta:

– Đánh giá hiệu quả của các hoạt động đầu tư của quỹ: Nếu NAV cao hoặc có tốc độ tăng trưởng đều đặn,… thì hoạt động đầu tư hiệu quả và đạt được lợi nhuận. Ngược lại, nếu NAV thấp hoặc có dấu hiệu suy giảm thì hoạt động đầu tư không hiệu quả, không mang lại lợi nhuận, hoặc do Quỹ đầu tư được thành lập chưa lâu,…

– Đánh giá tình hình tài sản của các nhà đầu tư

– Là cơ sở để tiến hành các giao dịch mua bán CCQ trên thị trường

– Là căn cứ để tính toán các khoản phí và thưởng cho Công ty quản lý quỹ cùng Ngân hàng giám sát.

– Là cơ sở để định giá chào bán và xác định giá mua lại đối với những Quỹ đầu tư dạng mở.

Giá Chào Bán = NAV Per Unit + Chi Phí Bán

Giá Mua Lại = NAV Per Unit – Chi Phí Mua Lại

Giá Trị Tài Sản Ròng – NAV sẽ luôn được tính toán thường xuyên và công bố công khai, rõ ràng trên các phương tiện thông tin và tài liệu liên quan của Công ty quản lý quỹ.

Các nhà đầu tư cần theo dõi và nắm rõ các thông tin và giá trị của NAV để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Nếu NAV cao hoặc có tốc độ tăng trưởng đều đặn thì có thể yên tâm đầu tư.

Xem thêm: T+3 Chứng Khoán Và Kinh Nghiệm Đầu Tư T3 Hiệu Quả

7 Kinh Nghiệm Giao Dịch Chứng Chỉ Quỹ Hiệu Quả

Mặc dù đầu tư vào CCQ là một trong những cách đầu tư an toàn vì rủi ro thấp, tính thanh khoản cao và khả năng nhận được lợi nhuận là rất lớn nhờ có sự quyết định và quản lý từ các chuyên gia có chuyên môn cao trong công ty quản lý quỹ.

Nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan mỗi khi mua chứng chỉ quỹ đầu tư bởi vì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không lường trước được

Trước khi quyết định đầu tư vào một quỹ đầu tư nào đó bằng cách mua CCQ thì các nhà đầu tư nên lưu ý một số điểm quan trọng sau để đầu tư CCQ đạt hiệu quả:

kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ

(1) Tìm hiểu và trau dồi kiến thức về thị trường chứng khoán nói chung và CCQ nói riêng, bởi chúng ta không thể mua một thứ hàng hóa mà không hiểu gì về nó, việc này giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn và tự tin hơn khi đầu tư.

(2) Tìm hiểu và lựa chọn một công ty quản lý quỹ uy tín, hiệu quả.

Vì công ty quản lý quỹ sẽ là người quản lý và sử dụng đồng tiền của mình

Nên việc lựa chọn một công ty quản lý uy tín, hiệu quả trên hết là giúp chúng ta tránh bị lừa đảo, sau là giúp chúng ta đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một số tiêu chí có thể giúp chúng ta chọn lựa như: Hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính, danh mục đầu tư đa dạng, nhận được ủng hộ từ các nhà đầu tư, các quỹ đang hoạt động có kết quả tốt, thường xuyên công bố thông tin minh bạch đến nhà đầu tư,…

(3) Cần đọc, tìm hiểu và đánh giá một số thông tin liên quan đến việc phát hành CCQ như điều lệ quỹ, mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm của công ty quản lý, cơ quan liên quan như Văn phòng luật và Ngân hàng giám sát.

(4) NAV là một chi tiêu rất quan trọng đánh giá tình hình tài sản và hiệu quả của hoạt động đầu tư, nên bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về giá trị NAV trong các tài liệu liên quan để nắm xu hướng biến động và có quyết định đầu tư đúng đắn.

(5) Mặc dù là công cụ tài chính ít rủi ro nhưng công ty quản lý quỹ chỉ có trách nhiệm thực hiện tốt nhất có thể các hoạt động quản lý của mình chứ không có nghĩa vụ cam kết lợi nhuận, nên bạn hãy cân nhắc kỹ để lựa chọn và chấp nhận rủi ro nếu không may xảy ra.

(6) Cân nhắc, so sánh các quỹ đầu tư khác nhau về các yếu tố như chi phí của quỹ, tỷ lệ chi phí trên thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ để lựa chọn quỹ đầu tư tối ưu nhất.

(7) Đánh giá, so sánh về ưu điểm và nhược điểm giữa các loại CCQ khác nhau trong một công ty và giữa các công ty khác nhau để lựa chọn chứng chỉ quỹ tốt và phù hợp nhất.

Xem thêm: Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? Các Loại Chứng Khoán Phái Sinh

Kết Luận

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chứng chỉ quỹ đầu tư. Bạn có đang đầu tư chứng chỉ quỹ chưa? Nếu bạn có kinh nghiệm nào về CCQ thì đừng quên chia sẻ với chúng tôi nhé!

Rất mong sau bài viết này bạn đã nắm được chứng chỉ quỹ là gì, Chứng chỉ quỹ mở là gì, chứng chỉ quỹ đóng là gì, sự khác biệt khi so sánh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, NAV của một đơn vị quỹ, kèm theo một số kinh nghiệm trong quá trình đầu tư.

Chúc bạn thành công!

Photo of author

Kẻ Khù Khờ

"Ta đi theo bóng mặt trời từ hạ tới hay đông dần qua, khi những đam mê còn nồng cháy thì chặng đường đó sẽ không hề xa" - Đen