Home » Tài Chính Cá Nhân » Gửi Tiết Kiệm Cần Bao Nhiêu Tiền ? Cách Tính Lãi Suất Gửi Tiết Kiệm

Gửi Tiết Kiệm Cần Bao Nhiêu Tiền ? Cách Tính Lãi Suất Gửi Tiết Kiệm

vay tiền avay

“Gửi tiết kiệm cần bao nhiêu tiền” hay “bao nhiêu tiền thì gửi tiết kiệm được” là thắc mắc của phần lớn những ai lần đầu tiên gửi tiết kiệm ngân hàng. Bên cạnh đó là một số băn khoăn thường gặp như lãi suất gửi tiết kiệm tính như thế nào? Rút tiền tiết kiệm trước hạn được không? Kỳ hạn gửi tiết kiệm tối đa là bao lâu?

Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn trả lời những câu hỏi đó. Sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết gửi tiền tiết kiệm cần bao nhiêu tiền cùng với một số lời khuyên quan trọng trước khi gửi TK ngân hàng.

Gửi Tiết Kiệm Cần Bao Nhiêu Tiền?

Gửi tiết kiệm ngân hàng vốn được xem là hình thức đầu tư vừa giúp tích lũy, bảo quản vốn hiện có vừa giúp sinh lợi nhuận trong tương lai.

Bên cạnh đó, hình thức này cũng cực kỳ an toàn và rất ít rủi ro mà không phải hình thức đầu tư nào cũng có.

Hầu hết chúng ta trước khi đi gửi tiết kiệm đều có chung một thắc mắc là “Cần bao nhiêu tiền thì có thể gửi tiết kiệm?” hay “gửi tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?”

Sẽ rất khó để biết chính xác bao nhiêu tiền thì gửi TK được.

Bởi vì, số tiền tối thiếu cần có để có thể tham gia gửi TK ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Chính sách của từng ngân hàng tại từng thời kỳ kinh tế khác nhau

Loại hình gửi TK (TK không kỳ hạn, có kỳ hạn, TK rút gốc linh hoạt, TK thả nổi,…)

– Sản phẩm tiết kiệm (TK lấy vợ, TK du học, TK mua nhà,…)

– Cách thức gửi tiền (gửi tiền tại quầy giao dịch hay gửi tiền trực tuyến),…

Thông thường, với loại hình gửi TK không kỳ hạn thì tùy thuộc từng ngân hàng khác nhau sẽ có mức tối thiểu khác nhau như: 50.000 đồng – Sacombank, 100.000 đồng – HD Bank, 200.000 đồng – ngân hàng Đông Á, hay chỉ cần 30.000 đồng với Savy của ngân hàng TPBank.

Với loại hình gửi TK có kỳ hạn và dài hạn thì đa số các ngân hàng hiện nay đều yêu cầu số tiền tối thiểu để tiết kiệm là 1.000.000 đồng.

Với hình thức gửi TK được góp định kỳ theo tháng thì số tiền gửi định kỳ tối thiểu là bằng số tiền gửi TK ban đầu.

Trong cách thức gửi TK online, người gửi TK phải có ít nhất 1.000.000 đồng trong tài khoản thanh toán (tài khoản thẻ ATM).

Bạn có thể tham khảo số tiền tối thiểu để gửi TK của một số ngân hàng có uy tín hiện nay trong bảng dưới đây:

gửi tiết kiệm cần bao nhiêu tiền

Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Tiết Kiệm Tiền Hiệu Quả Cho Gia Đình

Lưu Ý Trước Khi Gửi Tiết Kiệm 

Sau khi biết gửi TK cần bao nhiêu tiền thì chúng ta cần nắm một số thông tin như: sổ TK, cách tính lãi suất gửi TK để có thể cách tối ưu hóa khoản tiền TK cho mình.

– Sổ Tiết Kiệm

Sổ tiết kiệm là sổ ghi chép lại cam kết gửi tiền tiết kiệm giữa bạn và ngân hàng, là bằng chứng chứng minh bạn đã tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Theo đó, ngân hàng có trách nhiệm trả tiền gốc và lãi khi bạn rút tiền hoặc đến ngày đáo hạn.

Nếu bạn gửi TK tại quầy giao dịch, thì sau khi bạn hoàn thành việc đăng ký gửi TK, ngân hàng sẽ trao cho bạn một cuốn sổ tiết kiệm để làm căn cứ chi trả tiền gửi và tính lãi suất khi bạn có yêu cầu.

Khi nhận sổ TK từ ngân hàng, bạn hãy kiểm tra tính chính xác của các thông tin cá nhân như họ tên, số CMND,…và các thông tin về khoản tiền gửi như số tiền gửi, lãi suất, kỳ hạn gửi tiền, ngày đáo hạn,… để đảm bảo quyền lợi của mình phòng khi có sai sót.

Trong trường hợp bạn gửi TK online thì mọi thông tin giao dịch sẽ được lưu trữ trên hệ thống máy tính. Lúc này chúng ta sẽ không nhận sổ TK dưới dạng vật lý mà chỉ thực hiện giao dịch online.

– Cách Tính Tiền Lãi Khi Gửi Tiết Kiệm

Lãi suất gửi tiết kiệm là mức lãi suất mà ngân hàng cam kết sử dụng để tính toán tiền lãi gửi TK trong suốt kỳ hạn gửi tiền của bạn.

Các ngân hàng khác nhau với những sản phẩm gửi TK khác nhau sẽ có mức lãi suất khác nhau.

Thông thường, kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Lãi suất gửi tiền có kỳ hạn sẽ cao hơn lãi suất khi gửi tiền không có kỳ hạn.

Bạn nên tìm hiểu, so sánh về mức lãi suất và cách tính lãi TK của ngân hàng trước khi gửi tiết kiệm.

Nhìn chung, Tiền lãi tiết kiệm sẽ được tính như sau:

Số Tiền Lãi = Số Tiền Gửi x Lãi Suất (%/Năm) x Số Ngày Thực Gửi/365

gửi tiết kiệm cần bao nhiêu tiền

– Kỳ Hạn Gửi Tiết Kiệm

Kỳ hạn TK là khoảng thời gian kể từ ngày bạn bắt đầu gửi tiền vào ngân hàng đến ngày mà ngân hàng cam kết trả hết tiền gốc và tiền lãi gửi tiết kiệm.

Theo kỳ hạn tiết kiệm, có 2 loại hình gửi tiết kiệm là

+ Gửi TK có kỳ hạn: là việc bạn gửi TK tại ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Bạn chỉ có thể rút tiền gửi ra sau khi kết thúc khoảng thời gian gửi tiền như đã cam kết với ngân hàng.

Thông thường, chúng ta có các kỳ hạn gửi tiền như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 36 tháng,…

Lãi suất áp dụng trong trường hợp này được gọi là lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn.

Ví dụ lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng,…

Thông thường, kỳ hạn gửi tiền càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.

+ Gửi TK không kỳ hạn: là việc bạn gửi TK tại ngân hàng mà không ấn định cụ thể kỳ hạn gửi tiền. Theo đó, bạn có thể rút một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi ra bất cứ lúc nào mình muốn.

– Rút tiền tiết kiệm trước hạn được không?

Đối với loại hình TK không thời hạn, bạn có thể rút tiền gửi bất kỳ lúc nào mình muốn.

Nhưng đối với loại hình TK có kỳ hạn thì bạn bị hạn chế rút tiền trước ngày đáo hạn.

Vì thực tế, bạn đã cam kết với ngân hàng rằng sẽ gửi tiền trong khoảng thời gian là bao lâu đó, nếu bạn rút tiền trước ngày đáo hạn, bạn đã vi phạm cam kết nên ngân hàng sẽ tính phí phạt rút trước hạn cho bạn.

Đồng thời số tiền gửi ban đầu của bạn sẽ được tính với lãi suất không kỳ hạn (lãi suất gửi không kỳ hạn thấp hơn so với lãi suất có kỳ hạn).

Vậy nên, bạn hãy cân nhắc trước khi rút tiền gửi trước ngày đáo hạn, không nên rút tiền gửi khi không thật sự cần thiết.

– Cách tối ưu hóa khoản tiền gửi

Trong trường hợp bạn có nhu cầu chi tiêu thường xuyên nhưng không muốn rút tiền gửi trước hạn thì bạn hãy chia nhỏ số tiền gửi ra thành nhiều khoản để thành lập nhiều sổ TK khác nhau.

Khi cần bạn có thể rút tiền từ 1 hay 2 sổ, những khoản còn lại vẫn được đảm bảo hưởng lãi suất.

Bằng cách này, bạn sẽ đạt được cả 3 mục tiêu là:

(1) Vừa có tiền chi tiêu thường xuyên

(2) Vừa làm giảm số tiền phạt và số tiền lãi bị mất khi rút tiền

(3) Vừa đạt được nhiều mục tiêu khác nhau tương ứng với mỗi sổ TK khác nhau.

Ngoài ra, bạn có thể phối hợp 2 loại hình tiết kiệm là gửi TK có kỳ hạn và không thời hạn.

Khi cần chi tiêu thường xuyên, bạn có thể rút tiền từ tài khoản TK không thời hạn.

– Đến ngày đáo hạn nhưng không muốn rút tiền?

Nếu bạn có tình hình tài chính ổn định nên đến ngày đáo hạn bạn không muốn tất toán mà muốn tiếp tục gửi TK để gia tăng lợi nhuận thì bạn hãy đến ngân hàng để làm thủ tục tái tục.

Lúc này, ngân hàng sẽ tiếp tục nhân tiền gửi của bạn như ban đầu.

Xem thêmTop 3 Phương Pháp, Quy Tắc Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

Kết luận

Nhìn chung, số tiền tối thiểu cần thiết để gửi ngân hàng không phải là quá lớn đối với hầu hết chúng ta. Cùng với các chính sách ưu đãi và sự đa dạng sản phẩm của các ngân hàng thì việc gửi tiết kiệm đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hi vọng rằng sau bài viết này, bạn đã biết được gửi tiết kiệm cần bao nhiêu tiền, cách tính lãi gửi tiết kiệm và đã giải đáp được một số thắc mắc thường gặp khi gửi tiết kiệm cùng với cách tối ưu khoản tiền gửi của mình.

Chúc bạn thành công!

Photo of author

Kẻ Khù Khờ

"Ta đi theo bóng mặt trời từ hạ tới hay đông dần qua, khi những đam mê còn nồng cháy thì chặng đường đó sẽ không hề xa" - Đen