Home » Tài Chính Cá Nhân » Sổ Tay Quản Lý Chi Tiêu Kakeibo, Nghệ Thuật Quản Lý Tiền Từ Nhật Bản

Sổ Tay Quản Lý Chi Tiêu Kakeibo, Nghệ Thuật Quản Lý Tiền Từ Nhật Bản

vay tiền avay

Kakeibo là nghệ thuật quản lý tiền của người Nhật Bản – một cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình – đã tồn tại hơn 100 năm, nhưng đến nay vẫn luôn luôn mới mẻ và mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng. Phương pháp tiết kiệm Kakeibo đã giúp rất nhiều người quản lý chi tiêu cho bản thân, gia đình và hình thành những thói quen tiết kiệm, chi tiêu tích cực, quản lý tài chính cá nhân đơn giản chỉ bằng việc ghi chép và có nguồn tài chính dồi dào trong tương lai. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được chính xác Kakeibo là gì, những giá trị to lớn mà Sổ tay Kakeibo mang lại, cách ứng dụng phương pháp Kakeibo hiệu quả và cách làm Sổ Kakeibo cho mình.

Kakeibo Là Gì?

Kakeibo (Kah – keh – bo) trong tiếng Nhật – được hiểu theo nghĩa là “Nhật Ký Chi Tiêu”.

Cuốn sổ tay quản lý chi tiêu Kakeibo này là một trong những truyền thống rất nổi tiếng của người Nhật Bản.

Những cá nhân quan tâm đến việc quản lý tài chính hiệu quả và đặc biệt là các bà nội trợ vẫn thường xuyên sử dụng Kakeibo để ghi chép, cân đối, lên kế hoạch và kiểm soát chi tiêu cho cả gia đình.

Nếu đem lên bàn cân so sánh với những người anh em khác như Phương Pháp 6 Chiếc Lọ Tài Chính và Quy Tắc 50/20/30 trong quản lý tài chính cá nhân thì Sổ tay quản lý chi tiêu Kakeibo không hề kém cạnh xét về mặt đơn giản và tính ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Bằng sự nhanh chóng, tiện lợi, thân thiện, dễ dàng sử dụng mà lại rất hiệu quả của mình, theo thời gian, Sổ tay Kakeibo dần trở thành quy tắc và đồng thời là tên của một phương pháp quản lý tài chính nổi tiếng được biết đến trên toàn thế giới, đó là Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo.

Phương pháp tiết kiệm Kakeibo được phát minh và phát triển bởi một Nữ nhà báo người Nhật mang tên Hani Motoko (1873 – 1957) vào khoảng năm 1904.

Cho đến nay, “Cuốn sổ Kakeibo 117 tuổi này” đã trở thành một phương pháp tiết kiệm có đóng góp rất to lớn trong việc quản lý, cân đối, lên kế hoạch và giám sát việc chi tiêu hết sức hiệu quả cho vô số các cá nhân và hộ gia đình trên toàn thế giới, đặc biệt là hầu hết những người thành công về mặt tài chính thì luôn tin tưởng vào Sổ tay Kakeibo.

7 Lợi Ích Khi Dùng Sổ Tay Quản Lý Chi Tiêu Kakeibo ?

phương pháp quản lý tài chính kakeibo của người nhật

(1) Xây dựng ranh giới rõ ràng giữa “Ước muốn nhất thời” và “Nhu cầu thật sự”

Việc chi tiêu mua sắm của chúng ta thường xuất phát từ 2 yếu tố là “ước muốn thoáng qua” và “nhu cầu thật sự.

Nhưng không phải ai và không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra đâu là “ước muốn thoảng qua” và đâu là “nhu cầu thật sự”

Dẫn đến chúng ta vẫn thường lãng phí tiền bạc cho những ước muốn nhất thời, vô bổ không thật sự cần thiết.

Kakeibo sẽ giúp chúng ta phân chia rạch ròi 2 yếu tố đó để chi tiêu hợp lý hơn, tiết kiệm hơn.

Đây là điều mà không có ứng dụng nào có thể làm được nhưng lại là Điểm Nhấn quan trọng của nghệ thuật Kakeibo.

(2) An toàn thông tin

Vì sử dụng một cuốn sổ và bút viết nên phương pháp kakeibo giúp người sử dụng tránh không bị phụ thuộc vào công nghệ như các ứng dụng trên smartphone

Từ đó có thể tránh được nguy cơ rò rỉ hoặc mất cắp thông tin tài chính cá nhân.

Bên cạnh đó còn giúp ta tránh khỏi những cám dỗ hấp dẫn dễ gây mất tập trung trên Smartphone.

(3)  Phát triển sự tập trung

Việc thường xuyên dùng tay để viết, mắt để nhìn và tai nghe âm thanh bút viết di chuyển sẽ giúp huy động thêm năng lượng cho bộ não, sử dụng hầu hết các giác quan dẫn đến tập trung hơn và trí nhớ được cải thiện tốt hơn.

(4) Hình thành thói quen tiết kiệm – chi tiêu hợp lý

Chúng ta chỉ cần chăm chỉ sử dụng Kakeibo thường xuyên thì việc viết lách và suy nghĩ về tiết kiệm – chi tiêu sẽ in hằn vào tiềm thức chúng ta.

Theo thời gian sẽ hình thành nên một thói quen khó bỏ và chuyển dần thành kỹ năng chính là kỹ năng Quản lý tài chính hiệu quả mà không mất quá nhiều công sức.

(5) Xây dựng kỷ luật

Không những giúp bạn hình thành thói quen tiết kiệm mà Kakeibo còn giúp xây dựng nên một nền tảng kỷ luật vững vàng.

Trong quá trình bạn chi tiêu sẽ thường trực xuất hiện những câu hỏi khiến bạn phải trả lời ngay lập tức, khiến bạn phải suy nghĩ về các khoản chi tiêu của mình có hợp lý hay chưa ngay tại thời điểm bạn “móc ví ra”.

Từ đó cân đối và điều chỉnh cho thích hợp với những kế hoạch tỉ mỉ đã được ghi ra trong Sổ tay Kakeibo.

(6) Nâng cao ý thức tiết kiệm

Khi bạn tận mắt nhìn thấy những gì mình viết ra giấy bạn sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với lời nói và chính việc chi tiêu của mình hơn.

Từ đó, vì đã thuyết phục được bản thân từ bên trong nên quá trình kiểm soát chi tiêu – tiết kiệm của bạn thuận lợi và suôn sẻ hơn.

(7) Cải thiện trí nhớ, nâng cao khả năng kiểm soát

Một lần viết là một lần nhớ, khi thực hành phương pháp này đều đặn, trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện hơn

Bạn sẽ ghi nhớ một cách dễ dàng những kế hoạch và những khoản thu – chi tương tự nhau hoặc lặp lại của mình, chỉ cần có một chút sai lệch trong quá trình chi tiêu là bạn sẽ nhận ra ngay và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Xem thêm: Top 3 Quy Tắc Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả, So Sánh Các Phương Pháp

Cách Ghi Sổ Chi Tiêu Trong Gia Đình Hiệu Quả Bằng Sổ Tay Kakeibo

Phương pháp Kakeibo tác động đến quá trình tiết kiệm – chi tiêu của chúng ta thông qua 3 phần là:

(1) Tác động lên kế hoạch,

(2) Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch

(3) Đánh giá kết quả đạt được.

sổ tay kakeibo

(1) – Phần Tác động

Phần tác động của Kakeibo giúp chúng ta hoạch định kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu, thường được thực hiện ở đầu tháng. bạn hãy làm những công việc như sau:

Bước 1: Xác định Tổng Thu Nhập mà bạn có mỗi tháng.

Bước 2: Xác định và liệt kê ra tất cả các Chi Phí Cố Định mà hàng tháng bạn sẽ phải chi trả.

Ví dụ như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền cáp, tiền Internet, tiền gửi xe,…đây chính là số tiền cố định mà bạn bắt buộc phải chi tiêu dù muốn hay không.

Bước 3: Bạn muốn Tiết Kiệm Mỗi Tháng bao nhiêu tiền?

Bạn hãy cất riêng số tiền này bằng cách bỏ ống heo hoặc Gửi tiết kiệm ngân hàng,…

Đồng thời bạn hãy thề rằng, mình thà chết chứ nhất định không sờ đến số tiền này.

Bước 4: Với số tiền còn lại, bạn hãy liệt kê càng chi tiết càng tốt các khoản chi tiêu và phân chia chúng thành 4 phần

Tỷ lệ mỗi phần là tùy bạn sao cho bạn thấy chúng hợp lý với hoàn cảnh hiện tại của mình:

Thiết yếu: Tiền ăn uống, xăng xe – đi lại, quần áo, thuốc lá,…

Tùy chọn: Tiền điện thoại, tiền cafe, tiền đi nhà hàng,…

Tinh thần + kiến thức: Mua sách – tài liệu, tạp chí, du lịch, làm từ thiện,…

Phát sinh: Tiền đám cưới, ma chay, sinh nhật, hội nghị, sửa chữa (sửa xe, sửa nhà, sửa đồ dùng,…), quà tặng ,…

Bước 5: Hình dung và lên Kế hoạch cho tương lai: nghỉ hưu, mua nhà, mua xe, đám cưới,… phần tiền bạn tiết kiệm được mỗi tháng sẽ góp phần giúp bạn thực hiện kế hoạch này.

Bước 6: Xây dựng những Cam kết bạn sẽ làm trong tháng để duy trì thói quen và gia tăng tích lũy như tìm được một cửa hàng cung cấp đồ dùng, thực phẩm rẻ hơn, hạn chế đi ăn nhà hàng,

(2) – Phần Kiểm soát

phương pháp tiết kiệm của người nhật
Sổ tay Kakeibo

Phần này giúp chúng ta kiểm soát một cách Chặt chẽ việc chi tiêu – tiết kiệm của mình bằng việc Phân chia ra đâu là “Nhu cầu thực sự” và đâu là “Mong muốn nhất thời”.

Từ đó đảm bảo việc hoàn thành kế hoạch đã đặt ra ở phần trên.

Bạn hãy đảm bảo rằng, trước khi chi tiêu, mua sắm gì đó thì bạn đã trả lời những câu hỏi sau:

– Mình có thể sống và làm việc mà không có thứ này không?

– Mình sẽ thực sự thường xuyên sử dụng nó hay chỉ dùng một lần hay mua về rồi “bỏ xó” ?

– Theo tình hình tài chính hiện tại, mình có đủ khả năng chi trả cho thứ này không?

– Nhà mình có đủ không gian để chứa đựng nó không?

– Có sản phẩm/dịch vụ nào khác có thể thay thế nó không?

– Mình biết đến món đồ này bằng cách nào? Mình tự tìm kiếm đến nó hay chỉ tình cờ thấy nó trên mẩu quảng cáo, hay được bạn bè giới thiệu, hay chỉ vô tình nhìn thấy nó khi đi ngang qua cửa hàng,…?

– Thử tưởng tượng, nếu mua món hàng/dịch vụ này rồi thì mình sẽ cảm thấy thế nào? Vui vẻ, sung sướng, hay không có gì khác biệt so với lúc không có nó? Và cảm xúc này sẽ kéo dài bao lâu?

– Mình có trạng thái cảm xúc như thế nào khi định mua món hàng/dịch vụ đó? Là Vui vẻ hay buồn bực, tệ hại hay hạnh phúc, bình tĩnh hay vội vàng, lo lắng hay thư thái, nghiêm túc hay bất cần,…???

– Thôi, thử đi về, ngày mai quay lại mua cũng được? Nếu hôm sau bạn quên nó rồi thì nghĩa là bạn không thật sự cần nó.

(3) – Phần Đánh giá kết quả đạt được

Cuối mỗi tháng, bạn hãy đối chiếu giữa số tiền bạn dự định chi tiêu với số tiền bạn đã chi tiêu và tính xem mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền (không tính đến khoản tiền tiết kiệm ở bước 3).

Sau đó, nếu bạn bị âm tiền hoặc bạn chi tiêu vừa đủ thì hãy thử tìm xem có những khoản tiền lãng phí, thiếu hợp lý nào không để điều chỉnh lại trong những tháng sau đó.

Mua Sổ Kakeibo Ở Đâu?

Trong hơn 117 năm qua, Sổ tay kakeibo đã chiếm được lòng tin của những ai quan tâm đến việc quản lý tài chính cá nhân và thu chi cho gia đình.

Một trong những lí do khiến cho Sổ tay Kakeibo bị “săn lùng” là những lợi ích nổi bật của mình chỉ bằng việc ghi chép, cuốn sổ này đã giúp rất nhiều người quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và gia tăng khả năng tài chính.

Những bà nội trợ thì có thể kiểm soát và cân đối thu chi cho tài chính gia đình mình tốt hơn chỉ bằng cách ghi chép, đối chiếu và cân nhắc.

Nếu bạn muốn có cái nhìn thấu đáo hơn về việc chi tiêu của mình như thế nào, và hơn hết là quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thì đừng do dự mà hãy sở hữu một cuốn sổ Kakeibo.

Bạn có thể tham khảo để mua sổ tay kakeibo ở một số nơi như Tiki Trading, Fahasa, hoặc trên Shopee…

Nơi Bán
Tiki Xem Ngay
Nhà Sách Fahasa Xem Ngay
ShopeeXem Ngay

Bạn hãy tập trung và làm theo những hướng dẫn của cuốn sổ nhé!

* Nếu bạn dự định thanh toán bằng thẻ tín dụng thì bạn hãy thử tham khảo qua bài viết Ưu đãi thẻ tín dụng trên Tikitrên Shopee để tìm ưu đãi phù hợp và tiết kiệm hơn nhé.

Cách Làm Sổ Kakeibo

Nếu bạn cảm thấy các mẫu Kakeibo sẵn có trên thị trường chưa thuận tiện, hoặc bạn thích việc “tự xử” hơn để sử dụng Kakeibo theo ý muốn thì bạn có thể tự tay thiết kế một mẫu Kakeibo cho mình.

Vì khi bạn đã hiểu cách hoạt động và thực chất về kakeibo thì bạn có thể thiết kế dễ dàng. Chúng ta chỉ cần giấy trắng và một cây viết là có thể làm một cuốn sổ tay tài chính cá nhân cho mình rồi!

Lưu ý:

Vì điểm nhấn đặc biệt ở kakeibo chính là việc phân biệt giữa “Ước muốn tạm thời” và “Nhu cầu thực sự”, nên bạn có thể thêm 2 cột để thể hiện điều này.

Mỗi lần chuẩn bị mua sắm hoặc sau khi mua sắm, nếu bạn thấy đúng với cột nào thì ta đánh dấu “x” vào cột đó, từ đó sẽ giúp bạn kiểm soát dễ dàng hơn và có quyết định chi tiêu đúng đắn hơn.

Vì mỗi người có một cách ghi chép khác nhau sao cho phù hợp và thuận tiện với mình nhất, nên mỗi người chúng ta sẽ thiết kế sổ tay kakeibo theo các ý tưởng khác nhau.

Bạn có thể tham khảo một mẫu sổ tay kakeibo dưới đây. Theo mẫu này, chúng ta sẽ cần ít nhất 13 tờ giấy (giấy đôi hoặc giấy A4), trong đó 12 tờ dùng cho 12 tháng và 1 tờ dùng để tổng kết cả năm.

Lưu ý: Mẫu sổ Kakeibo này chỉ là sơ bộ ý tưởng chính của Kakeibo (theo thói quen riêng của người viết), bạn có thể tham khảo thêm các mẫu sổ Kakeibo khác để bổ sung và hoàn thiện thêm theo ý muốn của mình.

cách làm sổ tay kakeibo
Mẫu sổ tay Kakeibo đơn giản

Như ví dụ trong hình trên, kế hoạch tiết kiệm là 1 triệu đồng, chi tiêu tối đa là 3,9 triệu nhưng thực tế chúng ta chi tiêu 4 triệu và tiết kiệm được 900.000 đồng. (Nếu kiên quyết không lấy từ khoản tiền tiết kiệm 1 triệu đồng thì chúng ta có thể sẽ không thể chi tiêu hoặc sẽ đi mượn)

Vậy, nguyên nhân do đâu?

Để biết được nguyên nhân thì chúng ta có thể xem trong phần chi tiêu chi tiết trong tháng, tại mục phân định “Nhu cầu tạm thời” và “Nhu cầu thực sự”.

Giả sử như chúng ta có nhiều quần áo, mặc chưa hết nhưng vì thấy thích thú với mẫu áo này nên chúng ta mua thì ta có thể xếp vào “Nhu cầu tạm thời”.

Nhưng nếu chúng ta có ít áo và không còn mới thì việc mua áo để đi dự đám cưới sẽ là “Nhu cầu cần thiết”.

Tương tự cho Máy xay sinh tố, nếu chúng ta dùng thường xuyên thì chiếc máy xay đó sẽ là “Nhu cầu cần thiết”. Nếu chúng ta chỉ dùng một lần, sau đó để nó “mốc meo” trên kệ bếp thì lại là “Nhu cầu tạm thời”.

Trong trường hợp như của ví dụ trên thì nếu không mua máy xay sinh tố, chúng ta sẽ tiết kiệm được 1.220.000 đồng.

Lời khuyên:

– Sau khi làm xong sổ Kakeibo rồi, bạn có thể viết trực tiếp lên giấy, hoặc bạn có thể nhập vào file Excel rồi sử dụng, hoặc là in ra khổ giấy A4 và photo ra nhiều bản để dùng cho các tháng sau. Miễn sao bạn cảm thấy thuận tiện cho bản thân mình.

Xem thêm: Kim Tứ Đồ Chỉ Là Vô Nghĩa Nếu Bạn Không Phát Hiện Ra Điều Này!

Kết Luận

Chắc chắn rằng, với nghệ thuật quản lý tiền của người Nhật Bản – Kakeibo, chúng ta sẽ có một cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình thông minh, đơn giản và hiệu quả.

Từ đó chúng ta có thể quản lý chi tiêu cho bản thân, gia đình, lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình hiệu quả hơn, hình thành những thói quen chi tiêu tích cực, quản lý tài chính cá nhân ngày một tốt hơn.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã biết được chính xác Phương pháp tiết kiệm Kakeibo là gì, những giá trị to lớn mà quy tắc Kakeibo mang lại, cách ghi chép sổ tay Kakeibo hiệu quả trong cuộc sống, nơi mua sổ Kakeibo và cách làm sổ kakeibo cho bản thân mình.

Chúc bạn thành công!

Photo of author

Kẻ Khù Khờ

"Ta đi theo bóng mặt trời từ hạ tới hay đông dần qua, khi những đam mê còn nồng cháy thì chặng đường đó sẽ không hề xa" - Đen