Home » Vay Tiêu Dùng » Biện Pháp Quản Lý Vốn Vay Hiệu Quả Dành Cho Cá Nhân

Biện Pháp Quản Lý Vốn Vay Hiệu Quả Dành Cho Cá Nhân

vay tiền avay

Quản lý vốn vay là một trong những việc quan trọng được thực hiện trong mọi doanh nghiệp và là kỹ năng cần thiết dành cho những cá nhân có khoản vay ngân hàng. Một cá nhân khi muốn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, đặc biệt là bảo đảm cho sự tự do tài chính thì quản lý vốn vay là một trong những điều kiện quan trọng cần thực hiện. Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết được một số thông tin như vốn vay là gì, quản lý vốn vay là gì, biện pháp quản lý vốn vay hiệu quả dành cho cá nhân cùng 7 kinh nghiệm trong quá trình quản lý vốn vay.

Vốn Vay Là Gì, Quản Lý Vốn Vay Là Gì ?

Vốn vay là vốn được hình thành từ việc đi vay và phải hoàn trả cho người cho vay trước hoặc vào một thời hạn được ấn định trước.

Vốn vay có đặc trưng nổi bật là tính hoàn trả và tính đền bù.

Tính hoàn trả được thể hiện ở việc người đi vay phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay (Tiền gốc) cho người cho vay.

Tính đền bù được thể hiện ở việc người đi vay trả thêm tiền lãi cho người cho vay dựa trên lãi suất được ấn định trước trong hợp đồng vay vốn.

Quản lý vốn vay (cá nhân) là việc sử dụng các biện pháp, cách thức để sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, không lãng phí và đảm bảo kế hoạch thực hiện tính hoàn trả, tính đền bù của vốn vay.

Quản lý vốn vay có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân mỗi khi vay vốn tiêu dùng tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác.

– Đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, không lãng phí.

– Đảm bảo sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, nâng cao năng suất nếu là vay vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất.

– Đảm bảo trả nợ trước hoặc đúng hạn để phòng tránh nguy cơ mất vốn cho người cho vay và bảo đảm điểm tín dụng của người đi vay.

– Khi quản lý vốn vay hiệu quả thì tình hình tài chính được giữ vững, từ đó bảo đảm sự bền vững cho sự tự do tài chính của cá nhân.

Cách Để Quản Lý Vốn Vay Hiệu Quả

cách quản lý vốn vay hiệu quả

Để có thể quản lý vốn vay hiệu quả, chúng ta có thể thực hiện theo 4 bước như sau:

Bước 1: Xác Định Đúng Mục Đích Sử Dụng Vốn.

Điều tối quan trọng khi sử dụng vốn vay chính là xác định đúng mục đích sử dụng vốn. Bạn càng xác định rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì bạn quản lý vốn càng dễ dàng bấy nhiêu.

Bởi vì tiền đi vay không phải là miễn phí, chúng ta phải trả thêm tiền lãi hàng tháng, nên một mục đích sử dụng vốn vay đúng đắn và được bám sát chặt chẽ sẽ giúp bạn quản lý vốn vay cũng như tài chính cá nhân tốt hơn.

– Bạn hãy xác định rõ ràng và ghi nhớ mục đích vay vốn của mình là để làm gì (Đi học, mua nhà, sửa nhà, chữa bệnh, đầu tư kinh doanh,…)

– Sau khi vay vốn bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng vốn.

– Xem số tiền vay vốn là một quỹ riêng chỉ được dùng vào mục đích ban đầu, tách biệt hoàn toàn với những chi phí sinh hoạt thường ngày của bạn.

– Những việc nào không phải hay không liên quan đến mục đích ban đầu từ chúng ta không sử dụng vốn vay này để chi trả.

– Bạn hãy kiểm soát bản thân trước những lời chào mời mua sắm hấp dẫn, vì khi chúng ta sử dụng vốn vay vào việc mua sắm những mặt hàng không thật sự cần thiết sẽ làm suy giảm lượng vốn cho mục đích ban đầu.

Bước 2: Lên Kế Hoạch Sử Dụng Vốn Vay.

Sau khi bạn xác định và ghi nhớ rõ ràng mục đích sử dụng vốn vay của mình rồi thì chúng ta cần lập kế hoạch sử dụng vốn.

Một kế hoạch sử dụng vốn chi tiết, cặn kẽ sẽ là một trợ thủ đắc lực để chúng ta quản lý vốn vay hiệu quả.

– Bạn hãy liệt kê ra các hạng mục cần chi tiêu để phục vụ cho mục đích ban đầu.

Ví dụ như mục đích là “đi học” thì “tiền học phí là bao nhiêu, tiền tài liệu là bao nhiêu, tiền đi lại, tiền nhà ở,…”.

– Sau khi liệt kê các hạng mục cần thiết, bạn hãy tìm cách để giảm chi phí phải trả (tiết kiệm).

Ví dụ như, nếu bạn là sinh viên phải vay vốn đi học, bạn có thể rủ bạn bè ở chung, hoặc tìm nhà trọ có giá cả phù hợp với túi tiền của mình.

– Những khoản chi phí nào ban thấy không thật sự cần thiết thì hãy mạnh tay xóa bỏ.

– Nếu bạn vay vốn để kinh doanh thì ngoài giảm phí bạn cần tính toán đến doanh thu/lợi nhuận, thời gian hoàn vỗn,… để có cách phân bổ chi phí cho phù hợp.

– …

Mỗi một mục đích vay vốn khác nhau sẽ có kế hoạch khác nhau, bạn hãy tùy vào mục đích của mình để xây dựng kế hoạch phù hợp, chi tiết và cặn kẽ.

Bước 3: Lên Kế Hoạch Trả Nợ Vay.

quản lý vốn vay là gì

Sau khi có kế hoạch sử dụng vốn vay thì điều quan trọng cần làm tiếp theo là kế hoạch trả nợ vay.

Dựa trên hợp đồng vay vốn và điều kiện hiện tại của mình (ngày nhận lương, ngày trả nợ, ) mà bạn sẽ có một kế hoạch trả nợ cho mình

– Bạn hãy xác định rõ ràng là “Mình sẽ sử dụng nguồn tiền nào để trả nợ?”: Từ tiền lương, tiền bán hàng, tiền tiết kiệm, tiền cho thuê, v.v…

– “Bạn sẽ trả nợ bằng cách nào?” Nộp tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán qua bưu điện, thẻ tín dụng, các cổng thanh toán điện tử như Momo, thu hộ, hay ủy nhiệm chi, v.v,…

– “Nếu đến hạn thanh toán mà bạn chưa có đủ tiền thì bạn sẽ lấy tiền ở đâu để thanh toán cho đúng hẹn?” Ví dụ như từ Tiền tiết kiệm, mượn tạm bạn bè, ứng lương,…

– Bên cạnh đó, nếu có thể, bạn hãy lập một Quỹ dự phòng để chi trả cho những chi phí phát sinh bất ngờ, từ đó không ảnh hưởng đến khoản phải trả hàng tháng.

Bước 4: Thực Hiện Kiểm Tra, Giám Sát.

Cuối cùng là việc kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay.

– Bạn hãy tự kiểm tra và giám sát bản thân mình xem mình sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, nếu chưa đúng thì chúng ta sẽ điều chỉnh kịp thời.

– Bạn hãy kiểm tra xem sau khi giảm chi phí thì mình tiết kiệm được số tiền bao nhiêu.

– Hàng tháng, bạn trả nợ có đúng hạn không?

– Trong quá trình trả nợ, bạn thấy khi nào thì mình có đủ tiền để tất toán khoản vay?

Xem thêm: Top 3 Phương Pháp, Quy Tắc Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

7 Kinh Nghiệm “Vàng” Để Quản Lý Vốn Vay Hiệu Quả

kinh nghiệm quản lý vốn vay hiệu quả

Lựa Chọn Tổ Chức Uy Tín, Sản Phẩm Vay Vốn Phù Hợp.

Việc lựa chọn tổ chức uy tín cùng sản phẩm vay vốn phù hợp với hoàn cảnh của bản thân sẽ hỗ trợ bạn nhận mức lãi suất phù hợp nhất, sự tư vấn tận tình từ nhân viên và tránh được những rủi ro tín dụng.

Xác Định Khoản Phải Trả Hàng Tháng, Số Tiền Sẵn Sàng Bỏ Ra Trả Mà Không Ảnh Hưởng Đến Sinh Hoạt Cá Nhân.

Khi làm hợp đồng vay vốn, bạn hãy xác định số tiền mà mình sẵn sàng bỏ ra hàng tháng để trả nợ mà không ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt cá nhân.

Nếu khoản tiền này lớn hơn hoặc bằng khoản phải trả được tính toán từ ngân hàng thì bạn có thể quản lý vốn vay dễ dàng.

Nếu khoản tiền này lớn hơn hoặc bằng khoản phải trả hàng tháng thì bạn hãy nói với nhân viên tư vấn để điều chỉnh lại khoản vay, hoặc kỳ hạn vay cho phù hợp.

Số Tiền Sẵn Sàng Bỏ Ra Để Trả >= Khoản Phải Trả 

Bạn có thể tính toán khoản phải trả hàng tháng cho khoản vay của mình Tại đây.

Thanh Toán Đúng Hạn.

Việc thanh toán đúng hạn sẽ giúp bạn 3 lợi ích.

+ Bạn sẽ được “tăng” điểm tín dụng, từ đó lịch sử tín dụng của bạn sẽ trở nên “đẹp” hơn trong mắt ngân hàng. Lần sau, nếu có phải vay vốn thì bạn vay cũng dễ dàng hơn.

+ Bên cạnh đó, việc thanh toán đúng hạn sẽ giúp bạn giữ vững kỉ luật của mình trong việc quản lý tài chính cá nhân.

+ Việc khoản phải trả của tháng này được thanh toán đầy đủ sẽ giảm gánh nặng tài chính cho tháng kế tiếp. Nếu tháng này bạn không thanh toán thì tháng sau khoản tiền bạn phải trả sẽ nhân đôi và cộng với tiền lãi phạt quá hạn.

Hoãn Lại Hoặc Không Vay Khoản Vay Mới.

Bởi vì ngân sách của chúng ta là có giới hạn, nên bạn hãy hoãn lại hoặc tốt nhất là không nên có thêm khoản nợ nào khác trước khi tất toán khoản nợ hiện có (Không tính đến những trường hợp bất khả kháng).

Nếu chúng ta chưa trả xong khoản nợ hiện có mà lại có thêm một khoản vay mới thì tự bản thân chúng ta đã làm gia tăng gánh nặng tài chính cho mình.

Nợ chồng nợ hoặc là khoản nợ này vừa kết thúc thì khoản nợ khác lại ập đến sẽ khiến chúng ta thêm mệt mỏi và sự xây dựng cho tài chính cá nhân bao lâu nay sẽ dễ bị đổ vỡ.

Tận Dụng Các Ưu Đãi Và Khuyến Mại Hiện Có.

Các tổ chức tài chính, các ngân hàng thường có các chương trình khuyến mại hay ưu đãi dành cho khách hàng vay vốn tiêu dùng.

Ví dụ như giảm lãi suất vay, tặng gói bảo hiểm khi vay, lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng cũ,… Vì vậy, bạn hãy tận dụng những cơ hội này để có thể nhận tiết kiệm chi phí nhất. Từ đó mình có thể quản lý vốn vay dễ dàng hơn.

Quỹ Dự Phòng Riêng Biệt. Để chắc chắn nhất cho việc thanh toán khoản vay hiện tại bạn nên lập một quỹ dự phòng (tiết kiệm) riêng biệt để dự phòng cho những khoản chi phí phát sinh bất ngờ trong cuộc sống.

Khi những chi phí này phát sinh thì bạn có thể lấy từ quỹ dự phòng mà không ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ hàng tháng.

Gia tăng thu nhập. Bạn hãy tìm cách gia tăng thu nhập và đa dạng hóa nguồn thu nhập (tối thiểu 3 nguồn thu nhập) nếu có thể.

Bởi khi thu nhập của bạn tăng lên, bạn hoàn toàn có thể trả hết nợ sớm và giảm được tiền lãi phải trả.

Xem thêm: Thu Nhập Thụ Động Là Gì? Tạo Thu Nhập Thụ Động Như Thế Nào?

Kết Luận

Vậy là bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về vốn vay, biện pháp quản lý vốn vay hiệu quả cùng những lưu ý trong quá trình vay vốn.

Hy vọng rằng sau bài viết, bạn có thể vận dụng dễ dàng vào việc quản lý vốn vay của mình để bảo đảm sự vững chắc của tài chính cá nhân.

Chúc bạn thành công.

Photo of author

Kẻ Khù Khờ

"Ta đi theo bóng mặt trời từ hạ tới hay đông dần qua, khi những đam mê còn nồng cháy thì chặng đường đó sẽ không hề xa" - Đen