T+3 chứng khoán là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu hiện nay. Đây là nguyên tắc T + vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào tham gia thị trường chứng khoán cũng cần phải nắm rõ. Để hiểu rõ hơn về T3 trong chứng khoán cũng như kinh nghiệm phòng tránh bẫy T+3, mời các bạn hãy cùng theo dõi những thông tin đáng chú ý sau đây nhé!
Tìm hiểu về T+3 chứng khoán?
T+3 hay bất kỳ số nào phía sau như: T+0, T+1, T+2 đều được hiểu là đề cập đến ngày giao dịch và ngày thanh toán trong thị trường chứng khoán. Trong đó, T chính là chữ viết tắt của “Transaction” trong tiếng Anh. Tức là ngày diễn ra giao dịch và các số 1, 2, 3 chính là đại diện của số ngày giao dịch thanh toán, chuyển tiền hoặc chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.
Cụ thể như sau:
- Ngày giao dịch T + 0 chính là ngày mà các nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thành công với mức giá đã được xác nhận cụ thể.
- Các ngày làm việc tiếp theo sau ngày T + 0 (trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ) sẽ được quy định là T+1. Tương tự như thế, cứ sau một ngày làm việc nữa sẽ được gọi là T+2 và T+3.
- Ngày thanh toán T+2 chính là ngày mà cổ phiếu được chuyển nhượng chính thức đối với người bán và người mua. Theo quy định chứng khoán, thời gian chuyển nhượng sẽ được thực hiện ở cuối ngày T+2 vào lúc 16h30. Đây là thời điểm mà người mua sẽ được toàn quyền sở hữu cổ phiếu giao dịch. Đồng thời, người bán sẽ nhận được một số tiền chuyển nhượng như đã thỏa thuận.
Tuy nhiên, theo luật chứng khoán đang hiện hành thì sau khi giao dịch xong chứng khoán bạn cần phải đợi đến 16h30 sau hai ngày làm việc (tức T+2) thì quy trình mua/bán ngày làm việc tiếp theo (T+3) thì mới có thể thực hiện thành công.
- Ngày T+3 đối với những người bán chứng khoán chính là ngày nhà đầu tư được quyền sử dụng số tiền đã bán chứng khoán của mình từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác.
- Ngày T+3 đối với những người mua chứng khoán sẽ là ngày mà các nhà đầu tư được quyền bán chứng khoán đã mua về từ ngày T+2.
Ví dụ minh họa
Nếu bạn mua cổ phiếu A vào thứ hai (ngày 14/11/2021) thì đến ngày thứ tư lúc 16h30 (ngày 16/11/2021) cổ phiếu mới được về và phải đến ngày thứ năm (ngày 17/11/2021) thì bạn mới có thể bán được. Thế nên, ngày thứ hai sẽ là ngày giao dịch được tính là T + 0, ngày thứ tư là ngày thanh toán T+2 và ngày thứ năm chính là ngày T+3 chứng khoán.
Xem thêm: Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? Các Loại Chứng Khoán Phái Sinh
Kinh nghiệm giao dịch T+3 Chứng Khoán và Bẫy giao dịch
Trên thực tế, các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ thường tạo ra sóng để lướt. Những người này sẽ tạo lợi nhuận ngay trong những con sóng này và nhịp độ từng con sóng sẽ luôn gắn liền với thời gian T3 trong chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư mới thường sẽ luôn có dự tính mua nhanh, bán nhanh trong thời hạn T+3.
Thị trường chứng khoán cũng có nhiều sự biến đổi, nên đã có một số nhà đầu tư có vốn lớn đã tranh thủ gom cổ phiếu lúc thị trường ế ẩm. Để rồi, khi gió đổi chiều, họ sẽ bắt đầu tạo ra nhiều con sóng để thu hút người mua.
Khi thấy số lượng cổ phiếu được mua nhiều, giá sẽ lại tiếp tục đẩy lên cao và họ sẽ tiến hành xả cổ phiếu ra bán, giá cổ phiếu xuống thấp. Đó chính là lý do mà những nhà đầu tư thường bị cuốn vào mua lúc giá cao và không thể bán ra khi sóng lặng nên thị trường rất dễ sập vì bẫy T+3.
Phương thức T+3 chứng khoán sẽ luôn thắng nếu ở trong thời điểm mà thị trường có những con sóng để các nhà đầu tư lướt. Khi xu hướng tăng lên thì sóng sẽ cao và kéo dài nhiều ngày.
Ngược lại, nếu thị trường đang trong giai đoạn ế ẩm thì nhịp độ của sóng sẽ thường rất ngắn và phương thức T+2, T+1 sẽ có hiệu quả hơn.
Nhằm mục đích giữ cổ phiếu lâu dài, các nhà đầu tư nên mua cổ phiếu vào khi thị trường ế ẩm. Khi xuất hiện những con sóng bị đẩy lên cao thì chỉ nên bán tối đa ⅓ số cổ phiếu có trong tài khoản.
Trong trường hợp giá xuống (sóng lặng), nhà đầu tư nên mua vào để bù đắp số lượng cổ phiếu đã bán ra. Điều này giúp cho chiến lược đầu tư về lâu dài cũng sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn có tiền lời hàng ngày. Bởi tiền chưa về nên nhà đầu tư sẽ được tạm ứng của công ty chứng khoán với lãi suất thường ở khoảng 0,04%/ngày và 1,2%/tháng. Sau 3 ngày khi tiền bán cổ phiếu về tới tài khoản thì công ty mới tiến hành trừ nợ.
Nếu không mua dồn hoặc bán dồn mà chỉ mua và bán một phần giá trị trong tài khoản vào bất kỳ ngày nào khi nhận thấy được mức giá phù hợp thì các nhà đầu tư sẽ có thể dễ dàng vượt qua được những cạm bẫy T+3.
Có thể bạn quan tâm: Quỹ Đại Chúng Là Gì? So Sánh Quỹ Đại Chúng Và Quỹ Thành Viên
Bán cổ phiếu nhận tiền T0
Theo luật ở Việt Nam hiện tại thì sau khi mua cổ phiếu thì 3 ngày sau cổ phiếu mới thuộc về bạn, và bạn mới có thể bán cổ phiếu đó đi được.
Còn khi bạn bán cổ phiếu thì 3 ngày sau bạn mới nhận được số tiền đó.
Nhưng 1 số công ty hiện tại đã cho phép bạn ứng trước tiền bán cổ phiếu. Bạn sẽ nhận được số tiền bán luôn mà không cần phải chờ 3 ngày sau.
Ví dụ: Ngày thứ 2, bạn bán 1000 cổ phiếu FPT với giá 100, tổng giá trị là 100 triệu đồng.
Bạn có thể dùng số tiền đó để mua cổ phiếu mới, hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản chứng khoán của mình.
Chúng tôi giới thiệu bạn Công ty cổ phần chứng khoán VPS, đây là công ty chứng khoán đang có thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Hiện tại công ty VPS cho phép bạn ứng trước tiền bán cổ phiếu, với phí là 0.038%/ngày.
Điều này giúp cho nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc mua bán chứng khoán, đây cũng là 1 lý do giúp VPS thành công ty chứng khoán số 1 Việt Nam.
Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán VPS Online để có thể đầu tư dễ dàng và hiệu quả nhất nhé.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích giúp nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về T+3 chứng khoán và phòng tránh được những bẫy T+3 một cách hiệu quả. Hãy lưu ngay những kiến thức T+3 trong chứng khoán này vào sổ tay để áp dụng trên hành trình kinh doanh cổ phiếu của mình bạn nhé!