Vay tín chấp là một hình thức vay vốn tiêu dùng đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với vay thế chấp bởi không cần tài sản đảm bảo và những giấy tờ phức tạp khác. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin chung như: Vay tín chấp là gì, điều kiện vay tín chấp và kinh nghiệm khi vay tín chấp.
Vay Tín Chấp Là Gì?
Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp) mà dựa trên uy tín (điểm tín dụng) và khả năng trả nợ của cá nhân đi vay vốn.
Uy tín của chủ thể vay vốn tín chấp thường phụ thuộc vào một số yếu tố như:
– Lịch sử tín dụng của người đi vay (Kết quả CIC): Nếu cá nhân người đi vay không có nợ xấu thì khả năng cao là sẽ được vay vốn, nếu có lịch sử nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì chắc chắn sẽ bị tổ chức tín dụng từ chối khoản vay.
Nếu có nợ nhóm 2 thì tùy từng tổ chức tín dụng và hoàn cảnh cụ thể của từng khách vay mà có thể được vay hoặc không.
– Uy tín của công ty nơi mà khách hàng vay vốn đang làm việc (trường hợp vay theo lương).
Nếu công ty mà khách hàng vay vốn đang làm việc thuộc Danh sách đen của tổ chức tín dụng thì khách hàng sẽ không thể vay vốn tại tổ chức tín dụng đó, hoặc trong công ty đó có nhiều cá nhân vay vốn nhưng không trả nợ thì sẽ rất khó để khách hàng được vay.
– Uy tín của người thân trong gia đình. Nếu trong gia đình mà có người thân như vợ hoặc chồng có nợ xấu thì có thể khách hàng sẽ không vay được, điều này còn phụ thuộc vào từng tổ chức tín dụng và hoàn cảnh cụ thể của khách vay.
Tổ chức cho vay tín chấp thường là các Ngân hàng và các Công ty tài chính.
Các khoản vay tín chấp thường có các mục đích rất đa dạng như: mua sắm đồ dùng cho gia đình, mua xe, sửa nhà, đám cưới, du lịch, đi học, chữa bệnh,… thường có hạn mức vay từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc tối đa 01 tỷ đồng tùy từng ngân hàng và kỳ hạn vay linh hoạt từ 6 tháng – 60 tháng.
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Vay Tín Chấp Là Gì?
Những ưu và nhược điểm của vay tín chấp được thể hiện trong bảng sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Không cần tài sản đảm bảo. Bạn không cần tài sản thế chấp như sổ hồng, sổ tiết kiệm, xe ô tô, bất động sản,… mà chỉ cần chứng minh thu nhập qua bảng lương hoặc hóa đơn điện nước, hợp đồng BHNT,… | Lãi suất cao hơn so với vay thế chấp. Vì không cần tài sản đảm bảo nên lãi suất vay tín chấp thường cao hơn để nhằm mục đích cân bằng rủi ro, bù đắp các chi phí thẩm định, |
Không cần chứng minh chi tiết mục đích sử dụng vốn vay. Khác với vay thế chấp, khi vay tín chấp thì chỉ cần mục đích vay vốn của bạn là chi tiêu dùng cá nhân, gia đình. | Phí phạt cao nếu tất toán trước hạn. Nhằm mục đích bù đắp chi phí trả lãi huy động vốn khi khách hàng vi phạm hợp đồng mà tổ chức tín dụng có phí phạt trước hạn. Tùy vào thời điểm tất toán khoản vay và tùy từng tổ chức tín dụng mà khách vay có thể bị phạt từ 0-5% trên dư nợ còn lại. |
Thủ tục và hồ sơ vay vốn đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số ít giấy tờ cá nhân và hồ sơ chứng minh thu nhập. Quá trình thẩm định khoản vay cũng đơn giản hơn rất nhiều so với vay thế chấp. | |
Khoản vay cao từ 10 – 500 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng, thời hạn vay linh hoạt từ 6 – 60 tháng. |
Các Hình Thức Vay Ngân Hàng Thường Gặp
– Vay Tín Chấp Theo Lương: Là hình thức vay vốn tín chấp được áp dụng cho đối tượng khách hàng đi làm hưởng lương (lương tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng).
Tổ chức tín dụng sẽ dựa vào uy tín và căn cứ vào thu nhập dựa trên mức lương của người đi vay để cho vay.
– Vay Tín Chấp Theo Hợp Đồng BHNT: Là hình thức vay vốn tín chấp áp dụng cho đối tượng khách hàng là chủ của Hợp đồng BHNT.
Tổ chức tín dụng sẽ dựa trên Hợp đồng BHNT như một sự đảm bảo để quyết định cho vay hay không, hạn mức vay, lãi suất vay, thời hạn vay,…
Trong đó, mức phí đóng bảo hiểm sẽ có ảnh hưởng chủ yếu đến hạn mức vay.
Thông thường, nếu mức phí bảo hiểm càng cao thì hạn mức vay càng cao.
– Vay Tín Chấp Theo Hóa Đơn Điện: Là hình thức vay vốn tín chấp mà tổ chức tín dụng dựa trên hóa đơn điện làm đảm bảo tài chính để quyết định hạn mức cho vay (có xét thêm nhiều yếu tố khác như tổng thu nhập, thời gian cư trú, mức lương,…).
Thông thường, nếu mức phí chi trả cho hóa đơn điện nước càng cao thì số tiền vay càng cao.
– Vay Theo Hạn Mức Thẻ Tín Dụng: Là hình thức vay vốn tín chấp mà trong đó, tổ chức tín dụng sẽ dựa trên hạn mức thẻ tín dụng của khách hàng để quyết định cho vay, hạn mức vay, thời hạn vay,…
Ngoài ra, còn xem xét thêm các yếu tố khác như số tiền khả dụng trong thẻ tín dụng, tổng thu nhập, mức lương, nơi làm việc,…
Điều Kiện Vay Tín Chấp Ngân Hàng
Để có thể vay vốn tín chấp thì bạn cần đáp ứng một số điều kiện như:
- Có Uy Tín (Điểm Tín Dụng Tốt).
Khi bạn đăng ký vay vốn, tổ chức tín dụng sẽ kiểm tra thông tin tín dụng của bạn (kiểm tra CIC) trên hệ thống.
Nếu bạn bị nợ chú ý (nhóm 2) thì rất khó có thể được vay, nếu bạn bị nợ xấu từ nhóm 3 trở lên thì bạn sẽ không thể được vay vốn.
Lúc này, tổ chức tín dụng sẽ từ chối hồ sơ vay của bạn.
- Có Đầy Đủ Khả Năng Tài Chính Để Đảm Bảo Trả Nợ.
Ở phần này, tổ chức tín dụng sẽ đánh giá khả năng trả nợ của bạn dựa trên một số thông tin như: tổng thu nhập, mức lương, các khoản vay và chi phí hiện tại.
Cụ thể, chúng ta có một số trường hợp bị từ chối cho vay như:
+ Mức lương của khách hàng thấp, không đáp ứng được khả năng trả nợ hàng tháng
+ Hiện tại đang có khoản nợ tại ngân hàng khác dẫn đến không còn khả năng trả nợ cho khoản vay mới
+ Sau khi trừ đi các chi phí cá nhân, gia đình thì khách hàng không còn khả năng trả nợ cho khoản vay mới
+ Người đi vay vừa nghỉ việc chưa có thu nhập
+ Khách hàng có dư nợ thẻ tín dụng lớn, v.v…
- Thỏa Mãn Điều Kiện Vay Vốn của tổ chức tín dụng theo từng sản phẩm
Trong phần này, tùy vào sản phẩm vay vốn khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau. Ví dụ, tại ngân hàng A. Nếu bạn vay vốn theo lương, thì yêu cầu trước tiên là “mức lương chuyển khoản từ 6 triệu trở lên”.
Nếu bạn có lương 6 triệu nhưng hình thức nhận lương là tiền mặt thì bạn chưa thể vay được, hoặc lương bạn chuyển khoản nhưng mức lương là 5 triệu thì bạn không thể vay được.
Giả sử ngân hàng A này có sản phẩm cho vay theo Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với điều kiện là “mức phí đóng bảo hiểm hàng năm tối thiểu là 1 triệu đồng, hiệu lực Hợp đồng BHNT trên 6 tháng”.
Lúc này, bạn có thể vay vốn dựa trên Hợp đồng BHNT nếu bạn đã mua BHNT cách đây trên 6 tháng và có mức đóng phí BHNT hàng năm trên 1 triệu đồng.
Xem thêm: Avay Là Gì? Hướng Dẫn Cách Vay Tiền Avay Lên Đến 80 Triệu
7 Kinh Nghiệm Khi Vay Tín Chấp Ngân Hàng
Xác Định Rõ Ràng Mục Đích Tiêu Dùng
Dù bạn vay vốn theo hình thức nào thì vấn đề đầu tiên mà tổ chức tín dụng quan tâm – cũng là vấn đề mà bạn cần xác định rõ ràng là Bạn vay tiền để làm gì?
Việc xác định rõ ràng mục đích vay vốn có 2 lợi ích.
Thứ nhất là bạn có thể cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng một cách rõ ràng, minh bạch và rành mạch. Qua đó bạn dễ dàng tạo sự tin tưởng đối với tổ chức tín dụng bạn định vay vốn.
Thứ hai, khi xác định cụ thể mục đích vay vốn và có kế hoạch sử dụng vốn vay thì sẽ giúp bạn sử dụng vốn vay hiêu quả hơn.
Vì vậy, trước khi vay vốn, bạn hãy tự mình trả lời một số câu hỏi như: Mình vay vốn để làm gì? Mình cần bao nhiêu tiền? Mình sẽ chi tiêu như thế nào để vừa giải quyết được công việc và vừa tiết kiệm?…
Cân Nhắc Về Khả Năng Trả Nợ
Mặc dù các tổ chức tín dụng có tính toán khả năng trả nợ cũng như số tiền phải trả hàng tháng cho bạn.
Nhưng bạn cũng nên tự mình xem xét khả năng trả nợ của mình. Bởi trên thực tế, có khá nhiều khách hàng khi vay vốn chỉ quan tâm đến việc vay được bao nhiêu mà quên tính đến khả năng trả nợ hàng tháng của mình.
Dẫn đến một số hậu quả như không có đủ tiền trả nợ, trả nợ trễ hạn, phát sinh nợ xấu và ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai.
Chính việc cân nhắc về khả năng trả nợ sẽ giúp bạn có thể chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình trả nợ, thông qua đó nâng cao điểm tín dụng của mình và có thể vay vốn dễ dàng trong tương lai.
Vì vậy, khi vay vốn bạn hãy tự mình trả lời các câu hỏi như: Hàng tháng mình có thể bỏ ra ít nhất bao nhiêu tiền để trả nợ? Nguồn tiền trả nợ mình lấy từ đâu, tiền lương hay thu nhập tự doanh,…? Nếu thiếu tiền thì mình sẽ lấy thêm ở đâu để trả nợ?…
Đọc Kỹ Hợp Đồng Tín Dụng
Hợp đồng tín dụng là bằng chứng pháp lý chứng minh quan hệ tín dụng giữa bạn và tổ chức tín dụng.
Bạn hãy đọc và xem xét các thông tin cá nhân để đề phòng có sai sót và các điều khoản về lãi suất, số tiền phải trả, cách trả nợ, thời hạn vay, phạt quá hạn,… để nắm rõ và thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Trả Nợ Hàng Tháng Đúng Hạn
Một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần phải ghi nhớ và thực hiện đó là trả nợ đúng hạn hàng tháng.
Việc trả nợ đúng hạn hàng tháng sẽ giúp bạn nâng cao điểm tín dụng, tránh bị nợ xấu và có thể dễ dàng vay vốn trong tương lai.
Chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp để ghi nhớ và trả nợ đúng hạn như note vào điện thoại ngày đóng tiền hàng tháng, thực hiện Ủy nhiệm chi, trích nợ tự động, ví điện tử, v.v…
Không Nên Vay Tín Chấp Trước Khi Có Khoản Vay Lớn Khác.
Nếu bạn dự định sẽ có một khoản vay lớn như vay mua nhà, vay mua ô tô, vay mua bất động sản, vay du học,… thì bạn không nên vay tín chấp trước đó.
Vì dựa trên tổng thu nhập thì mỗi cá nhân sẽ có một hạn mức tín dụng tối đa, chính là tổng số tiền bạn được vay tại các tổ chức tín dụng, bao gồm các khoản vay tiền mặt, vay tín chấp/thế chấp, thẻ tín dụng.
Nếu bạn vay tín chấp trước thì số tiền khi bạn vay mua nhà, mua xe… có thể sẽ bị giảm xuống nhiều.
Tránh Việc Đứng Ra Vay Vốn Cho Người Khác
Khi bạn đứng ra vay vốn cho người khác, đồng thời bạn không hề sử dụng số tiền đó thì bạn đang tự đưa mình vào rủi ro nợ xấu khá cao.
Nếu là người thân, người bạn tin tưởng thì chúng ta có thể không ngại ngần mà giúp đỡ họ.
Nhưng bạn hãy xem xét khả năng và thiện chí trả nợ của họ, bởi một khi họ không trả nợ thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nợ xấu và sự truy đòi từ ngân hàng.
Từ đó ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và khả năng vay vốn sau này của bạn.
Tận Dụng Các Ưu Đãi Và Khuyến Mại Hiện Có.
Các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thường có các đợt khuyến mại hoặc ưu đãi dành cho khách hàng vay tín chấp.
Ví dụ như được giảm lãi suất vay, được tặng gói bảo hiểm khi vay, khách hàng cũ có thể được vay khoản vay mới với lãi suất thấp hơn,… nếu có cơ hội, bạn hãy tận dụng những điều này để có thể nhận được những lợi ích thiết thực hơn, tiết kiệm chi phí vay vốn hơn.
Câu Hỏi Thường gặp
Vay Tín Chấp Không Trả Được Có Sao Không?
Nếu bạn vay tín chấp không trả thì bộ phận thu hồi nợ của ngân hàng sẽ liên hệ với bạn để yêu cầu bạn trả nợ. Tùy theo mức độ trễ hạn của bạn và thái độ của bạn với khoản nợ mà ngân hàng có những biện pháp xử lý khác nhau. Nặng nhất là bạn sẽ bị kiện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Vay Tín Chấp Được Mấy Ngân Hàng?
Không có giới hạn vay được bao nhiêu ngân hàng vì nếu bạn còn khả năng trả nợ thì bạn vẫn có thể vay thêm được nữa.
Vay Tín Chấp Được Bao Nhiêu Lần Lương?
Thông thường là tối đa 10 – 12 lần lương. Bên cạnh đó bạn cũng có thể vay gấp 20 lần lương ở một số nơi. Điều này phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng tại từng thời kỳ.
Nợ xấu có vay tín chấp được không?
Không. Nếu bạn bị nợ xấu thì bạn không thể vay tín chấp được. Nếu bạn nợ xấu dưới 10 triệu đồng và đã tất toán thì bạn vẫn có thể vay được.
- Đừng bỏ lỡ:
Vay Tín Chấp Shinhan Finance Lãi Suất Từ 0.8% Hồ Sơ Đơn Giản
Cách Mở Thẻ Tín Dụng Sacombank Online Rút Tiền Đến 90% Hạn Mức
Kết Luận
Tuy có lãi suất cao hơn so với vay thế chấp nhưng vì những khoản vay tín chấp không lớn, không cần tài sản đảm bảo nên hồ sơ đơn giản và nhanh gọn hơn, giúp giải quyết những nhu cầu về vốn nhỏ và trong ngắn hạn.
Hy vọng sau bài viết bạn đã nắm được vay tín chấp là gì, ưu và nhược điểm của vay tín chấp là gì, điều kiện vay tín chấp là gì,cùng những lưu ý quan trọng khi vay vốn ngân hàng để đảm bảo lịch sử tín dụng của mình luôn “đẹp”. Chúc bạn thành công!